Bé từ 2 tuổi trở đi đã có vốn ngôn ngữ lên đến 50-100 từ, nói được những câu ghép đơn giản

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Cách khắc phục tốt nhất

Lộ trình phát triển của hầu hết các em bé đều tuân theo một quy trình nhất định. Sự phát triển này áp dụng cho tất cả các mặt: thể chất, trí tuệ, tinh thần,…. Vậy em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến vấn đề này, thì hãy đọc ngay bài viết sau.

Sự phát triển ngôn ngữ của trẻ

Khi lên 2 đa phần các bé đều đã phát âm được các cụm từ đơn, biết đặt các câu hỏi, làm theo chỉ dẫn của người lớn, người lớn hiểu được ý bé diễn đạt. Thậm chí có bé còn nói rất sỏi.

Sự phát triển về ngôn ngữ còn kèm theo sự phát triển khả năng hiểu và diễn đạt. Ngoài ra, hoạt động tay chân của các bé cũng nhanh và chính xác hơn.

Để biết được bé nhà mình có sự phát triển ngôn ngữ bình thường hay chậm phát triển thì trước tiên phụ huynh cần nắm được những cột mốc ngôn ngữ của bé. Theo đó hầu hết các bé đều đã được làm quen với âm thanh ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trẻ bắt đầu có những phản xạ ngôn ngữ vào khoảng tháng thứ 3, tháng thứ 4 sau sinh. Có thể nói trong suốt 3 năm đầu đời là khoảng thời gian mà bé được tiếp thu cũng như học hỏi rất nhanh kỹ năng nói.

Dưới đây là từng dấu mốc của kỹ năng ngôn ngữ của trẻ trong 3 năm đầu. Các phụ huynh có thể từ đó so sánh với tình trạng của con mình để đưa ra kết luận chính xác nhất. Cụ thể là:

  • Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 4: Bé bắt đầu biết bập bẹ và biết kết hợp nguyên âm, phụ âm để tạo ra những âm thanh dễ thương như Muh-muh, bah-bah…
  • Từ tháng thứ 5 đến tháng thứ 7: Bé biết cách điều chỉnh âm lượng, nói theo ngữ điệu. Thêm nữa bé biết cách đáp lại bằng lời nói và nét mặt trước những người đối diện.
  • Từ tháng thứ 8 đến tháng thứ 9:  Bé bắt chước được theo lời ba mẹ. Thay vì nói được cụm 2 từ thì khoảng thời gian này bé sẽ nói được cụm 3 từ như dee-dee-dah, bah-bah-bah… Trẻ có thể phát âm được những từ có nghĩa. Khi bố mẹ nói chuyện bé sẽ nói ra một số từ trong cụm từ mà ba mẹ nói.
  • Từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 11: Em bé giao tiếp với thế giới xung quanh bằng những tiếng ồn và lời nói, biểu đạt được những yêu cầu đơn giản.
  • Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 14: Trẻ biết sử dụng ngữ điệu và ứng dụng tay chân nhiều hơn nhằm mục đích minh họa cho lời nói.
  • Từ tháng thứ 16 đến tháng thứ 17: Bé biết gọi các thành viên trong gia đình với các từ đơn giản như “mẹ ơi” để thu hút sự chú ý. Và khi được hỏi có hay không bé có thể phần nào hiểu được mà biểu thị bằng hành động gật đầu hay lắc đầu.
  • Từ tháng thứ 18 đến trở đi: Một số cụm từ đơn giản kiểu như “con muốn búp bê” được bé sử dụng rất thành thạo. Vốn từ vựng lúc này của trẻ là khoảng 10-20 từ, đó có thể là tên bố mẹ, tên người thân, các bộ phận trên cơ thể, đồ dùng trong gia đình.
  • Từ 2 tuổi trở đi: Vốn từ vựng ở độ tuổi này tăng lên nhiều hơn, từ 50-100 từ. Con nói được các câu ngắn khoảng 2-3 từ/ lần và áp dụng các đại từ nhân xưng như con-em để giao tiếp với mọi người.
Bé từ 2 tuổi trở đi đã có vốn ngôn ngữ lên đến 50-100 từ, nói được những câu ghép đơn giản
Bé từ 2 tuổi trở đi đã có vốn ngôn ngữ lên đến 50-100 từ, nói được những câu ghép đơn giản

Dấu hiệu bé 2 tuổi bị chậm nói

Chúng ta đã nắm rõ các cột mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ ở phần trên. Khi so sánh trẻ theo từng tháng tuổi với cột mốc trên thì phụ huynh sẽ có được những đánh giá có độ chính xác cao rằng em bé nhà mình có bị chậm nói hay phát triển vượt mức. Ba mẹ lo lắng nhất đó chính là con mình bị chậm nói. Vậy dấu hiệu cho thấy em bé 2 tuổi bị chậm nói đó là:

  • Bé không thể thốt ra lời khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Thay vào đó để biểu thị những mong muốn, yêu cầu của mình bé sẽ dùng tay để chỉ trỏ, ra dấu…
  • Thay vì trả lời các câu hỏi của người khác thì bé sẽ lặp lại câu hỏi của họ. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy bé 2 tuổi nhà bạn đang bị chậm nói.
  • Bé gặp khó khăn trong việc nhớ hay nhái giọng, bắt chước các âm thanh xung quanh mình. Bé chỉ có thể nói được những tiếng ngắn, quen thuộc mà không thể nói ra được các câu dài.
  • Giọng của bé không giống như bình thường, sử dụng giọng mũi, tiếng nói the thé mà không nghe rõ.
  • Những người xung quanh không có cách nào giải thích cho trẻ hiểu những thông điệp đơn giản. Ví dụ như việc bạn bảo trẻ đi ăn cơm thì rất lâu sau trẻ phải chờ ra dấu mới hiểu.

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không

Mỗi bé sẽ có một quá trình phát triển riêng. Ba mẹ cũng không nên dựa vào sự phát triển của các bé cùng trang lứa để so sánh với bé.

Theo như chia sẻ của chuyên gia, em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không thì cũng không đáng lo ngại. Và bé chỉ không có vấn đề gì khi:

  • Bé vẫn sử dụng hành động để diễn tả điều muốn nói.
  • Bé vẫn hiểu được ý câu nói của ba mẹ và có phản ứng lại khi có người gọi tên.
  • Bé dùng nét mặt và cử chỉ để giao tiếp với mọi người xung quanh.

Song, nếu bé 2 tuổi mà vẫn chưa biết nói thì đây cũng là một dấu hiệu cho biết bé đang gặp phải một vấn đề liên quan đến chậm phát triển ngôn ngữ. Việc của ba mẹ là nhận biết tình trạng chậm nói ở trẻ và nhanh chóng tìm ra nguyên nhân.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 2 tuổi chậm nói
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé 2 tuổi chậm nói

Nguyên nhân em bé 2 tuổi chưa biết nói

Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé 2 tuổi chậm nói. Việc nắm bắt được chính xác nguyên nhân khiến trẻ 2 tuổi chậm nói có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp trẻ khắc phục được tình trạng nói trên. Dưới đây là một số nguyên nhân chính thường gặp:

Thắng lưỡi ngắn

Lưỡi hoặc vòm miệng có vấn đề cũng dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ. Thường gặp nhất vẫn lại thắng lưỡi bị ngắn. Thắng lưỡi là một lớp niêm mạc mỏng ở mặt dưới của lưỡi. Nhiệm vụ chính của nó là để lưỡi di chuyển một cách linh hoạt trong khuôn khổ , hỗ trợ trong việc ăn uống, phát âm và nói chuyện. Khi nó ngắn hơn so với bình thường thì sẽ làm giới hạn hoạt động của lưỡi.  Tình trạng này chiếm 4-5% ở trẻ và có thể phát hiện sớm. Với những phụ huynh chưa có nhiều kinh nghiệm trong nhận biết thắng lưỡi ngắn thì trẻ cũng sẽ biểu hiện ra như nói ngọng, chậm nói, phát âm không tròn vành rõ chữ, trẻ hay khóc, la hét, há miệng to. Đây là nguyên nhân gặp phải ở nhiều bé tại Việt Nam hiện nay.

Não bộ có vấn đề

Trung tâm ngôn ngữ của con người nằm trong bộ não. Nếu phần não bộ chịu trách nhiệm điều khiển ngôn ngữ có vấn đề. Điều này làm cho hoạt động của môi, lưỡi và hàm không ăn khớp với nhau để tạo ra âm thanh. Bới vậy nhiều trẻ gặp vấn đề về não bộ sẽ có hiện tượng chậm nói, chậm phát triển. Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều phụ huynh lo lắng nhất khi con của mình 2 tuổi rồi mà chậm nói hoặc chưa nói được. Các trường hợp này nên cho trẻ đi khám, đến các trung tâm phục hồi chức năng để có thể sớm có phương pháp cải thiện tình trạng bệnh lý.

Thính giác có vấn đề

Không ít bé chậm nói là do thính giác có vấn đề. Thính giác và lời nói có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. Thông thường các trường hợp trẻ kém thính, mất thính giác thì đồng thời khả năng ngôn ngữ của trẻ cũng bị chậm chạp. Giải thích cho tình trạng này đó là do bé hoàn toàn không thể nhận biết được âm thanh và rất khó để diễn đạt ý.

Di truyền

Yếu tố di truyền cũng là một nguyên nhân khiến trẻ chậm nói. Nếu một người trong gia đình hoặc họ hàng cùng huyết thống chậm nói hoặc bị câm, thì trẻ rất có thể bị giống vậy.

Một tỷ lệ nhỏ bé chậm nói đến từ nguyên nhân di truyền
Một tỷ lệ nhỏ bé chậm nói đến từ nguyên nhân di truyền

Làm sao giúp em bé 2 tuổi chưa biết nói

Em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không? Nếu như tình trạng chậm nói của bé là bình thường, không thuộc những nguyên nhân kể trên, thì bạn có thể áp dụng một số cách sau để giúp bé nhanh nói hơn.

Dành nhiều thời gian tương tác hơn với bé

Hoạt động này nên được duy trì thực hiện hàng ngày. Khoa học và thực tế đã chứng minh, nếu ba mẹ dành thời gian chơi và tương tác với con mỗi ngày, thì sẽ giúp ích rất nhiều cho bé.

Nếu bé nhà bạn chậm nói, bạn có thể dành thêm thời gian giao tiếp với bé mỗi ngày. Bạn có thể kể chuyện, nói chuyện, hát hoặc khuyến khích con làm theo cử chỉ. Bạn nên thực hiện dần dần, mỗi ngày một ít. Cứ duy trì đều đặn mỗi ngày, bạn sẽ thấy tình trạng chậm nói của bé sẽ được cải thiện.

Dạy bé phát âm những từ đơn giản

Ba mẹ có thể khuyến khích bé phát âm những chữ cái đươn. Khi bé phát âm được, thì ba mẹ bắt đầu dạy bé ghép chữ cái và phát âm các từ. Tất nhiên để bé dễ dàng tập nói, bạn nên cho bé phát âm những từ đơn giản, dễ hiểu. Bạn nên nhớ duy trì áp dụng mỗi ngày.

Để khắc phục tình trạng chậm nói phụ huynh hãy đồng hành cùng con, tương tác với con nhiều hơn
Để khắc phục tình trạng chậm nói phụ huynh hãy đồng hành cùng con, tương tác với con nhiều hơn

Đọc sách cùng với con

Đây là một hoạt động vô cùng hữu ích. Thông qua hoạt động đọc sách, bé sẽ được tiếp xúc với ngôn ngữ và các hình ảnh. Nhờ đó mà bé dễ dàng hình thành khả năng ngôn ngữ của bản thân.

Xem thêm: Bàn chải đánh răng cho bé 15 tháng

Tập thể dục cho vòm miệng

Cấu trúc vòm miệng ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của bé. Vì vậy, để giúp bé nhanh nói hơn, ba mẹ có thể cho bé chơi với ống hút. Bằng cách chô bé hút nước lên và thổi ngược nước lại cốc để tạo ra bong bóng. Điều này sẽ giúp vòm miệng, vùng cơ hàm được cải thiện. Nhờ đó mà con sẽ muốn nói nhiều hơn.

Trong trường hợp bạn thực hiện các phương pháp trên mà tình trạng bé 2 tuổi chưa biết nói vẫn không có gì thay đổi, thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết chính xác nguyên nhân khiến bé chậm nói.

Tùy theo nguyên nhân, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp. Nhờ đó mà sức khỏe của bé được đảm bảo.

Đến đây thì câu hỏi em bé 2 tuổi chưa biết nói có sao không đã có lời giải đáp cụ thể. Tình trạng chậm nói ở trẻ không quá lạ, nhưng bạn nên chú ý để giúp bé có thể phát huy khả năng của bản thân một cách tốt nhất.