Trong suốt những năm tháng đầu đời phụ huynh cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của trẻ thông qua các chỉ số như cân nặng, chiều dài, vòng đầu… Trong đó cân nặng là chỉ số phản ánh rõ nhất điều này. Các chuyên gia đã nghiên cứu về các đặc điểm tăng trưởng sinh lý bình thường của trẻ. Ba mẹ có thể căn cứ vào đó để biết được 2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg thì đạt chuẩn, cho thấy trẻ khỏe mạnh? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây:
Mục lục:
2 Tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg là tốt
2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng và đạt mức cân nặng khoảng 3.8 – 3.9kg. Đây là cân nặng áp dụng với những em bé sinh đủ tháng, đủ ngày.
Theo như sinh lý phát triển bình thường của trẻ sơ sinh thì trong vòng 2 tuần đầu trẻ có hiện tượng sụt cân. Đây không phải là điều gì đáng lo ngại khi mức độ chỉ khoảng 5-10% (theo tổ chức y tế thế giới WHO). Bé sẽ nhanh tăng cân trở lại trong những tuần tiếp theo. Qua nghiên cứu thì trong vòng 3 tháng đầu trẻ sơ sinh có mức tăng trưởng là từ 1-1,2kg mỗi tháng, tương đương khoảng 0,2-0,3kg/ tuần.
Song theo lời khuyên của chuyên gia, ba mẹ nên theo dõi cân nặng của bé theo từng tháng, thay vì theo dõi cân nặng theo tuần. Bởi sự chênh lệch cân nặng giữa các tuần của trẻ sơ sinh không quá nhiều. Chính vì vậy, bạn cũng không nên dựa vào cân nặng của 1 hoặc 2 tuần sau sinh để đánh giá sự phát triển, tăng trưởng của bé. 2 Tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg không phải là vấn đề quá quan trọng.
Nếu ba mẹ có một quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh tốt, thì bé sẽ phát triển khỏe mạnh và đạt được các tiêu chí về sức khỏe như mong muốn.
Trẻ sơ sinh không đạt cân nặng theo sinh lý có đáng lo không
Trẻ sơ sinh non nớt, yếu đuối. Trong những năm tháng đầu đời trẻ không thể tự phản ánh sự phát triển, tình trạng sức khỏe của mình với người lớn mà chúng ta phải thông qua các chỉ số sinh tồn. Trong đó phải đặc biệt chú ý tới cân nặng. Bởi ậy mà các phụ huynh rất thường xuyên kiểm tra cân nặng của bé. Bình thường nếu thấy trẻ bị sụt cân chắc hẳn bố mẹ, ông bà sẽ lo lắng cuống cuồng lên. Như đã nói ở trên thì việc bé không tăng cân, thậm chí giảm cân trong 2 tuần đầu sau sinh là hiện tượng sinh lý. Nó được lý giải là do bé bị mất nước qua đường hô hấp, nôn các dịch bẩn và một phần nước ối bé nuốt khi mẹ chuyển dạ, bé bài tiết nước tiểu hoặc phân xu.
Theo đó chúng ta phân loại trẻ sơ sinh sụt cân, không đạt cân nặng sinh lý thành hai trường hợp:
- Tụt cân nhanh, hồi phục cân cũng nhanh: Chiếm tỷ lệ 25%. Trẻ sụt cân ngay trong ngày đầu sau sinh và kéo dài đến ngày thứ 4. Nhưng nếu được bú sữa đầy đủ và có chế độ chăm sóc tốt thì trẻ sẽ nhanh chóng tăng cân trở lại và đạt tiêu chuẩn.
- Tụt cân chậm, hồi phục chậm: Tỷ lệ này không ít, trẻ sụt cân vào ngày thứ 2 và kéo dài đến tận ngày thứ 8. Và bé sẽ cần đến 2 tuần để có thể hồi phục cân nặng trở lại như ban đầu.
Nhưng giới hạn giảm bình thường chỉ từ 2-5% cân nặng ban đầu. Nếu cân nặng sụt giảm quá 10%/ ngày trong 3 ngày đầu và sự phục hồi trong vòng 2 tuần tiếp theo không đáng kể thì đây là một vấn đề cần phải lo lắng. Nhất là khi trẻ có các biểu hiện bất thường kèm theo như ho, sốt, mệt mỏi, da nhợt, bú kém thì tốt nhất gia đình nên đưa con đến bệnh viện có chuyên khoa nhi hoặc các cơ sở, phòng khám Nhi khoa uy tín.
Các yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh
Cân nặng của trẻ chịu tác động của rất nhiều yếu tố, ngay cả trẻ sơ sinh mới lọt lòng mẹ cũng vậy. Để đánh giá được chính xác quá trình phát triển của trẻ, bạn cần nắm được những yếu tố chính chi phối cân nặng của bé.
Thời gian mang thai
Không quá khó hiểu khi thời gian mang thai ảnh hưởng đến cân nặng của bé. Thông thường những bé sinh trước ngày dự sinh sẽ có cân nặng nhẹ hơn. Còn với những trẻ sinh quá ngày thì cân nặng sẽ lớn hơn.
Thể trạng của mẹ
Sức khỏe của mẹ trong suốt quá trình mang thai cũng sẽ ảnh hưởng đến cân nặng, sức khỏe của bé sau khi sinh. Với những mẹ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì, cao huyết áp, bệnh tim trong quá trình mang thai, thì cân nặng của bé sẽ không đạt.
Di truyền
Nhắc đến cân nặng của trẻ sơ sinh, không thể không nhắc đến yếu tố di truyền. Đây là một trong những yếu tố chính quyết định đến cân nặng của bé. Nếu ba mẹ và thế hệ trước thuộc tuýp người cao lớn, thì cân nặng của bé thường sẽ được đảm bảo hơn những em bé có ba mẹ thuộc tuýp người nhỏ nhắn.
Dinh dưỡng
Chế độ ăn uống cũng là một yếu tố chi phối đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Trong suốt quá trình thai kỳ, nếu mẹ bầu có một chế độ ăn uống hợp lý, cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết thì bé sẽ có một cân nặng đủ chuẩn.
Giới tính của bé
Thông thường nếu thai nhi là trai, thì cân nặng sẽ cao hơn thai nhi là gái. Điều này là do cấu trúc khối xương và cơ thể của nam, gái khác nhau.
Số lượng thai
Không gian tử cung, nhu cầu dinh dưỡng và thể trạng của mẹ đều có giới hạn. Nếu số lượng thai càng nhiều, thì cân nặng của thai nhi sẽ không đạt được tiêu chuẩn như mức bình thường.
Sức khỏe thai nhi
Đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh. Nếu thai nhi có dị tật bẩm sinh, bị nhiễm trùng hay gặp các vấn đề khác về sức khỏe, thì cân nặng cũng trẻ sẽ không được đảm bảo.
Nguyên nhân khiến cho trẻ sơ sinh không tăng cân
Với một số người phụ nữ lần đầu làm mẹ thường chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh để đảm bảo sự phát triển về cân nặng của bé. Bởi vậy dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh sút cân hoặc không tăng cân như mong đợi. Một số nguyên nhân phải kể đến đó là:
- Trẻ đang bú nhưng lại ngừng giữa chừng dù chưa nhận được đủ lượng sữa cần bú. Hoặc một số trẻ có thói quen xấu là ngủ trong lúc bú cũng khiến bé không đáp ứng đủ nhu cầu.
- Mẹ có ít sữa, không đủ cho bé bú. Hoặc mẹ mặc dù đủ sữa nhưng cho bé bú không đúng cách do gặp khó khăn trong việc thay đổi tư thế bú của bé, hiệu suất bú kém.
- Trong một lần bú mẹ thì thường sữa sẽ chia làm hai phần là phần đầu và phần sau. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì sữa xuống phần sau có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho trẻ hơn là sữa đầu. Nhưng nhiều trẻ bú hết lượng sữa đầu mà chán rồi sẽ bú ít ở lượng sau.
- Người mẹ trong thời gian cho con bú ăn uống thiếu khoa học dẫn đến thiếu chất. Sữa ít hoặc chất lượng sữa không được đảm bảo.
- Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến trẻ bị thiếu cân như bị ốm, thể chất kém, có vấn đề về hệ hô hấp hoặc tiêu hóa, bệnh tim mạch, tinh thần bị chấn động….
Nên làm gì khi trẻ không tăng cân trong 2 tuần đầu tiên
Để đảm bảo cho bé có một cân nặng đúng chuẩn và phát triển toàn diện, bạn nên:
Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh thường sẽ phát triển khi ngủ và trẻ có xu hướng ngủ nhiều hơn thức. Do đó, để đảm bảo sự phát triển cho bé, bạn nên đảm bảo cho trẻ sơ sinh ngủ khoảng 16 giờ mỗi ngày.
Cho trẻ ti đủ
Chất lượng giấc ngủ sẽ được đảm bảo khi trẻ no bụng. Do đó, bạn cần cho trẻ ti đủ cữ, đủ liều lượng sữa cần thiết. Đặc biệt, bạn cũng cần chú ý đến tư thế cho trẻ ti. Cách cho trẻ ti cũng là yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiếp nhận nguồn dưỡng chất từ sữa mẹ của bé.
Nếu trong giai đoạn này, sữa mẹ vẫn chưa đủ cho trẻ ti, thì bạn có thể dặm thêm cho bé sữa ngoài. Bạn nên chọn loại sữa ngoài phù hợp và có các thành phần cần thiết cho quá trình phát triển của trẻ trong giai đoạn sơ sinh.
Cho trẻ ti đúng cách
Chúng ta đều thuộc lòng câu “Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”. Đúng vậy, sữa mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời. Nhưng nếu các bà mẹ cho trẻ bú không đúng cách thì quả thật làm lãng phí nguồn tài nguyên này. Để 2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg theo đúng tiêu chuẩn thì mẹ không chỉ cần phải cho bé bú đủ mà còn phải đúng cách nữa. Trung bình cứ cách 2-3h nên cho bé bú một lần hoặc nhiều hơn nếu bé có nhu cầu cao hơn. Theo thời gian số tháng tuổi tăng dần thì khoảng cách này sẽ được giãn ra.
Dinh dưỡng của mẹ
Chế độ ăn uống và nguồn dưỡng chất cung cấp cho mẹ trong giai đoạn nuôi con cũng cần được chú ý. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến lượng sữa tiết ra mỗi ngày, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Để đảm bảo cho bé có nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng và đủ cho các cữ sữa, mẹ nên bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất trong từng bữa ăn, uống nhiều nước. Đặc biệt, tất cả các thực phẩm và đồ uống sử dụng đều phải được chế biến dưới dạng ấm nóng. Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung dưỡng chất, bổ sung vitamin để có một sức khỏe tốt nhất sau sinh và nuôi con nhỏ.
>>>Xem thêm
Bảng cân nặng “tiêu chuẩn” của trẻ sơ sinh những năm tháng đầu đời
Để biết được sự phát triển của trẻ theo từng giai đoạn đã thật sự tốt hay chưa thì các ông bố, bà mẹ của chúng ta nên theo dõi bảng chiều cao, cân nặng của trẻ từ khi ra đời, qua từng tháng, từng năm.Dưới đây là bảng tiêu chuẩn được đưa ra bởi tổ chức y tế thế giới WHO:
Đến đây thì bạn đã có được câu trả lời cho câu hỏi 2 tuần đầu trẻ sơ sinh tăng bao nhiêu kg? Đây không phải là một câu hỏi khó, nhưng nếu bạn không tìm hiểu và không nắm bắt được quá trình phát triển của trẻ, thì bạn cũng không có được câu trả lời chính xác. Chúc bạn và bé yêu luôn có một sức khỏe tốt nhất.